Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

[Xe hơi] Khái niệm các dòng xe phổ biến ở nước ta


  1. cars. ​

    Khi nói về xe hơi, có rất nhiều thuật ngữ để chỉ các dòng xe này, ví dụ như sedancoupeSUVMPV, rồi 4x4, AWD, 4WD... với những người trong nghề, yêu thích xe hơi hoặc có kiến thức rộng thì cách phân biệt chúng rất dễ, tuy nhiên với những người dùng phổ thông như chúng ta, việc xác định BMW X5 hoặc Mercedes GLK thuộc dòng xe gì lại không phải dễ, do đó loạt bài viết này ra đời nhằm mục đích tổng hợp lại một cách đầy đủ các khái niệm đó, để cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng thể các thuật ngữ về xe hơi.

    Phần I, khái niệm các dòng xe khác nhau.
    1) Sedan (hoặc Saloon)

    Có thể nói, sedan là dòng xe hơi phổ biến nhất hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều loại xe này chạy trên đường. Về cơ bản, sedan được hiểu là một chiếc xe hơi 4 cửa, gầm thấp dưới 20cm, mui kín và có 4 hoặc 5 chỗ ngồi, với các thành phần như đầu xe (ca-pô), đuôi xe, thân xe, khoang hành lý (cốp) riêng biệt, trong đó, nắp ca-pô và nắp cốp thấp hơn nóc của khoang hành khách.

    Có rất nhiều ví dụ điển hình về sedan mà ta có thể dễ dàng gặp ngoài đường, Toyota Camry/Altis/Vios, BMW 328i, Mercedes C/E/S, Audi A4/A6/A8 hoặc Honda Civic là những mẫu xe sedan phổ biến nhất. Phần lớn các hãng sản xuất xe hơi đều có những mẫu sedan của riêng mình, và vì đây là dòng xe 4-5 chỗ ngồi nên nó thích hợp với rất nhiều đối tượng khách hàng, từ gia đình nhỏ, người độc thân, sinh viên, dân văn phòng cho đến các doanh nhân thành đạt. Thật vậy, những dòng sedan sang trọng như Mercedes S, BMW series 7, Audi A8... đều được thiết kế cho những người thành đạt, với rất nhiều tiện ích độc đáo dành cho các người ngồi ở hàng ghế sau.

    sedan. ​
    Audi A8 là dòng sedan sang trọng dành cho những người thành đạt

    2) Coupe, xe thể thao 2 hoặc 4 cửa

    Tương tự như sedan, coupe là một mẫu xe mui kín cũng rất phổ biến ngày nay, nhưng số cửa xe trên coupe thông thường chỉ là 2 (coupe có nghĩa là đôi, cặp, hiểu nôm na là xe hơi 2 cửa), nhưng số chỗ ngồi trên xe vẫn có thể là 4 hoặc 5 chứ không bắt buộc phải giới hạn chỉ 2 chỗ.

    Ngày nay, nhiều hãng sản xuất xe hơi đã giới thiệu rất nhiều mẫu xe được gọi là coupe 4 cửa, với sự khác biệt rất nhỏ so với dòng xe sedan. Theo Hiệp hội kĩ sư xe hơi Mỹ (SAE), có một cách để phân biệt coupe 4 cửa và sedan là ở thể tích buồng lái của chúng, trong đó không gian của xe coupe được giới hạn dưới 930cm3.

    Một số mẫu xe coupe 4 cửa nổi bật có thể kể đến là Audi A7, Mercedes CLS, Aston Martin Rapide...

    coupe.
    Siêu xe Aston Martin Rapide

    3) SUV - xe thể thao đa dụng

    SUV viết tắt của cụm từ Sport Utility Vehicle, để chỉ dòng xe hơi thể thao đa dụng, các xe kiểu này này có khoang hành lý liền với khoang hàng khách, gầm cao, rất thích hợp khi đi lại với các kiểu đường sá gồ ghề, đường xấu. Phần lớn xe SUV sử dụng truyền động 2 cầu 4x4 để tăng sức
    mạnh cho động cơ. Dòng xe SUV thường có từ 5 đến 7 chỗ ngồi, phù hợp cho các đối tượng gia đình, khách hàng trẻ thích kiểu xe thể thao mạnh mẽ.

    Một số mẫu xe SUV phổ biến ở Việt Nam có thể thấy là Ford Escape, Ford Everest, Toyota Land Cruiser, các hãng xe sang cũng có nhiều mẫu SUV cao cấp của mình, ví dụ BMW X5, Acura MDX, Audi Q7...
    SUV.
    Acura MDX

    4) MPV - xe hơi đa dụng

    Cũng được các gia đình tin dùng như SUV, MPV (Multi Purposes Vehicle) thường được biết đến như một dòng xe đa dụng, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng của người dùng. Những chiếc MPV có ưu điểm của SUV như nội thất rộng rãi cho 7-8 người; khả năng vận chuyển, chuyên chở lớn; các hàng ghế linh hoạt có thể gập lại để tăng không gian của khoang chứa đồ.

    Điểm dễ nhận thấy nhất để phân biệt với những chiếc SUV là xe MPV sẽ có gầm thấp hơn, đồng thời thân xe cũng thuôn dài hơn. Ngoài ra, dòng xe MPV cũng thường sử dụng động cơ tự động để đơn giản hóa việc lái xe hơn cho các đối tượng gia đình.

    Có những mẫu MPV rất phổ biến mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trên đường là Toyota Innova, Mitsubishi Grandis, Madza Premacy, Toyota Previa...
    innova.
    Innova là mẫu xe đa dụng rất phổ biến ở nước ta

    5) Mini van - dòng xe chở khách

    Mini van là dòng xe chuyên chở khách, có khoang nội thất rộng rãi chung với khoang hành lý. Nhìn bề ngoài thì dòng xe này rất giống với những chiếc MPV. Cửa bên hông đôi khi là loại cửa lùa tạo điều kiện hoạt động trong không gian hẹp. Ở Việt Nam, những chiếc xe nhỏ gọn như Kia Morning hay GM Spark, Matiz cũng được xếp chung dòng xe với mini van.

    Một số mẫu xe mini van tiêu biểu có thể kể đến như: Honda Odyssey, Toyota Sienna, Kia Carnival...
    minivan.
    Honda Odyssey
    6) Hatchback - chiếc xe phù hợp cho mọi người

    Có thể nói hatchback là một biến thể của dòng xe sedan và coupe, nhưng khác biệt ở chỗ nó có thêm 1 cửa được mở ra từ đằng sau. Hatchback là sự kết hợp khá hoàn hảo của một chiếc xe chở người lẫn chở hàng hóa, bởi nó được trang bị thêm một cửa thứ 3 hoặc thứ 5, thường là dạng mở kéo lên trên, thông liền 2 khoang chứa đồ và khoang hành khách (tương tự xe SUV).

    Những mẫu xe hatchback thôi dụng như: Ford Focus, Kia Cerato, Hyundai Veloster...
    hatchback.
    Ford Focus

    7) Pick-up: dòng xe bán tải

    Pick-up được biết đến như một dòng kết hợp giữa xe tải cỡ nhỏ và xe gia đình, bởi với dáng vẻ thể thao mạnh mẽ, loại xe này dùng để đi lại cũng tốt mà chở hàng hóa cũng rất tiện lợi. Phần đuôi xe pick-up thường không có mui để người dùng dễ dàng chở hàng hóa. Có thể tạm khái quát một chiếc xe pick-up như sau: là dạng xe bán tải, kiểu dáng như một chiếc xe đa dụng (MPV), khoang ghế ngồi có 5 chỗ (tính cả ghế lái). Nó có thêm một thùng chở hàng phía sau, tách biệt hẳn với khoang ghế hành khách, có thể chở được hàng hoá với kích thước quá khổ mà những chiếc xe đa dụng khác không thể đảm nhiệm. Khung gầm tương tự như xe tải, thiết kế phù hợp với nhiều địa hình. Vận chuyển hàng hoá trọng lượng vừa phải (từ 500 - 700kg). Có thể gắn thêm mui phụ.

    Chúng ta có thể kể đến những chiếc pick-up rất phổ biến như: Toyota Hilux, Isuzu D-Max, Nissan Navara, Ford Ranger, Mitsubishi Triton...

    pickup.
    Mitsubishi Triton

    8) Convertible và Spyder - xe mui trần đóng mở linh hoạt

    Chúng ta cũng thường bắt gặp trên đường một chiếc xe mà mui có thể đóng mở dễ dàng. Có thể hiểu đơn giản convertible là loại mui cứng còn Spyder (hay còn gọi là Roaster) là loại mui mềm (bằng vải bạt hoặc nhựa dẻo vinyl), phần mui này sau khi gấp lại sẽ tự động được xếp và cất gọn trong cốp xe.

    covertible.
    Lexus 250IC convertible
    spyder.
    Audi R8 Spyder mui mềm

    9) Crossover (CUV), một biến thể của SUV


    Khái niệm xe CUV (crossover utility vehicle) từ những năm cuối thập niên 1980, có thể tạm hiểu CUV được lai giữa 2 dòng xe là Mini Van và SUV, vì vậy nó cân bằng giữa thiết kế thể thao và khả năng chở nhiều người, đôi lúc xe Crossover cũng có thiết kế cửa sau mở lên giống như một chiếc hatchback.

    Những mẫu xe CUV phổ biến có thể kể đến như: Ford EcoSport, Honda CRV, BMW X6, Infiniti FX...

    zh04e6au__201107155702_honda_crv_1.
    CRV là mẫu Crossover thành công của Honda

    10) Limosine, xe sang cho những ông chủ

    Limosine hay gọi tắt là limo, ngay từ tên gọi đã toát lên vẻ lịch lãm, sang trọng của nó. Dòng xe này xuất hiện từ rất sớm, ngay từ những năm đầu của thế kỉ 20. Điểm dễ nhận thấy của những chiếc xe limo ngày nay là kích thước ngoại hạng của nó, cả chiều ngang lẫn độ dài, thậm chí lên đến hơn 10 mét. Do đó, không gian bên trong khoang hành khách rất rộng rãi, thậm chí có thể đặt một quần bar mini.

    Những chiếc limo siêu sang ngày nay có thể kể đến như: Maybach 62(S), RR Phantom, US Presidential Cadillac DTS (xe của tổng thống Mỹ), Lincoln Town Car, RR Limosine...

    1280px-Stretchlimo.
    Một chiếc stretch limosine
    ST: http://www.tinhte.vn/threads/xe-hoi-khai-niem-cac-dong-xe-pho-bien-o-nuoc-ta.1466654/ 

Máy lạnh Ô TÔ và những thắc mắc cơ bản

1. Hệ thống điều hoà vẫn làm việc bình thường nhưng không mát hoặc rất yếu.

Lúc này có hai tình huống xảy ra. Thứ nhất là với xe còn mới, được bảo dưỡng bảo trì tốt, thì hầu hết các trường hợp này xảy ra là do bộ lọc gió của hệ thống điều hoà đã bị tắc. Trong quá trình sử dụng xe, tuỳ điều kiện địa hình vận hành, bụi bẩn dần dần bám vào lưới lọc, nhiều quá sẽ kết tảng dày (ảnh) khiến cho gió bị quẩn trong dàn lạnh mà không vào được ca-bin xe.

Cách duy nhất để khắc phục là vệ sinh tấm lưới lọc. Trên các dòng xe du lịch hiện đại tay lái thuận, tấm lưới lọc này thường nằm bên trong hốc được bố trí sâu trong hộp đựng găng tay. Có trường hợp chỉ cần mở hộp găng tay, cậy nắp hốc lọc gió là có thể lấy được lưới lọc, có trường hợp phải tháo cả nắp hộp mới có thể thao tác. Dùng súng sịt hơi để thổi sạch bụi bẩn bám trên tấm lưới rồi lắp lại bình thường. Tấm lưới cần được vệ sinh hàng tháng, thậm chí hàng tuần nếu xe thường xuyên được sử dụng ở những nơi nhiều bụi bặm như công trường, đường đất...
Với các loại xe đã qua sử dụng lâu năm thì nguyên nhân có thể phức tạp hơn thế rất nhiều. Đó có thể là do dây cua-roa dẫn động lốc máy lạnh bị trùng và trượt. Tiếp đó, hệ thống có thể bị hao ga do các đường ống bị lão hoá, rò rỉ hoặc các gioăng bị hở. Với các tình huống này, chủ xe cần mang xe đến các trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để được xử lý bằng thiết bị máy móc chuyên dùng.

2. Hệ thống máy lạnh vẫn làm việc bình thường, có mát nhưng không sâu

Về trường hợp này, nguyên nhân cũng có thể là do xảy ra các sự cố như trường hợp thứ nhất nhưng ở mức độ nhẹ. Nhưng còn có một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng mà chủ xe có thể tự xử lý ở một mức độ nhất định trên nhiều dòng xe, đó là dàn nóng và dàn lạnh bị bẩn. Dàn nóng bẩn sẽ toả nhiệt kém làm giảm hiệu quả làm mát của dung môi (ga), còn dàn lạnh bị bẩn sẽ khiến không khí lạnh không lan toả được ra xung quanh để lùa vào khoang xe.

Với các dòng xe mà dàn nóng được bố trí thông thoáng phía trước của khoang máy, chủ xe cần yêu cầu vệ sinh bằng nước hoặc kết hợp hoá chất chuyên dùng trong quá trình rửa xe. Để làm công việc này được hoàn hảo, người rửa xe cũng cần có chuyên môn để không làm ảnh hưởng đến các hệ thống trong khoang máy, đặc biệt là hệ thống điện. Việc vệ sinh dàn lạnh đòi hỏi phải được tiến hành bởi các kỹ thuật viên có tay nghề thực thụ, bởi việc vệ sinh bộ phận này tương đối phức tạp.

3. Hệ thống máy lạnh sau khi được bảo dưỡng và bổ sung thêm ga thì hầu như bị tê liệt và không hề mát

Thông thường, áp suất trong hệ thống máy lạnh được điều chỉnh ở mức độ nhất định. Quá trình bổ sung ga nếu được tiến hành ở những địa chỉ yếu kém về chuyên môn sẽ không thể kiểm soát được chính xác thông số áp suất ga. Trên nhiều dòng xe, nếu ga bị nạp quá nhiều, van an toàn sẽ tự động xả hết ga để bảo vệ hệ thống. Mất hoàn toàn áp suất, lốc điều hoà sẽ ngừng hoạt động.

Để khắc phục sự cố này, chủ xe chỉ còn cách mang xe đến các trung tâm chăm sóc uy tín để được trợ giúp.

4. Hệ thống điều hoà làm việc bình thường nhưng có mùi khó chịu

Đây có lẽ là thắc mắc chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những chủ xe gặp vấn đề về máy lạnh ôtô. Nguyên nhân của tình trạng này gồm cả khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do hệ thống thông gió mát vào trong khoang xe (gồm dàn lạnh, lưới lọc gió, quạt gió, các cửa gió và cảm biến nhiệt độ dàn lạnh) đã bị bẩn hoặc bị trục trặc. Nguyên nhân chủ quan có thể là người dùng xe để ca-bin bị bẩn lâu ngày với các tạp chất như mồ hôi, rác, mùi thuốc lá, mùi nước hoa, mùi thức ăn... bám cặn trong các ngóc ngách của nội thất xe. Khi máy lạnh hoạt động và lùa gió vào cabin, các tạp chất đó sẽ thừa cơ bốc ra.
Lưới lọc bị bụi bẩn bám nhiều gây tắc đường thông gió vào khoang xe
Với tình trạng này, chủ xe cần tiến hành dọn dẹp cabin xe, vệ sinh lưới lọc gió và kết hợp với các trung tâm chăm sóc xe để loại bỏ các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan bằng các hoá chất vệ sinh nội thất ôtô chuyên dùng.
Theo Autonet
Kinh nghiệm thay Lốp Ô TÔ
Khi đi thay lốp xe mới, người dùng thường chỉ quan tâm đến kích cỡ lốp xe, hãng sản xuất, giá thành mà ít quan tâm đến các thông số kỹ thuật in trên lốp xe có phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình không. Vì thế đã có không ít các sự cố liên quan đến nổ lốp khi chạy ở tốc độ cao hay lốp xe quá ồn, dễ bị "đá chém"... Điều này không chỉ ảnh hưởng đến độ an toàn khi vận hành và gây thiệt hại về vật chất không nhỏ... Dưới đây là thông số quan trọng của lốp xe mà người dùng cần chú ý hơn khi chọn mua lốp.
Các thông số kỹ thuật của lốp xe được in rõ ràng trên thành lốp như: Hãng sản xuất, thông số kích thước lốp xe, các thông số về tốc độ, tải nặng của lốp, hạn sử dụng (tính theo tuần trong năm)
Cách đọc thông số kỹ thuật trên lốp xe
Ở hình trên ta đọc được con số P185/75R14 82S
P - Loại xe: Chữ cái đầu tiên cho ta biết loại xe có thể sử dụng lốp này. P “Passenger”: lốp dùng cho các loại xe có thể chở “hành khách”. Ngoài ra còn có một số loại khác như LT “Light Truck”: xe tải nhẹ, xe bán tải; T “Temporary”: lốp thay thế tạm thời.
185 - Chiều rộng lốp: Chiều rộng lốp chính là bề mặt tiếp xúc của lốp xe với mặt đường. Chiều rộng lốp được đo từ vách này tới vách kia (mm).
75 - Tỷ số giữa độ cao của thành lốp (sidewall) với độ rộng bề mặt lốp: được tính bằng tỷ lệ bề dày/ chiều rộng lốp. Trong ví dụ trên đây, bề dày bằng 75% chiều rộng lốp (185)
R - Cấu trúc của lốp: Các lốp thông dụng trên xe hầu như đều có cấu trúc Radial tương ứng với chữ R. Ngoài ra, lốp xe còn có các chữ khác như B, D, hoặc E nhưng hiện nay rất hiếm trên thị trường.
14 - Ðường kính la-zăng: Với mỗi loại lốp chỉ sử dụng được duy nhất một cỡ la-zăng. Số 14 tương ứng với đường kính la-zăng lắp được là 14 inch.
82S - Tải trọng và tốc độ giới hạn: Nếu con số này nhỏ hơn tải trọng và tốc độ xe chạy là nguyên nhân dẫn đến nổ lốp xe
*Số 82 - Tải trọng lốp xe chịu được: Thông thường vị trí này có số từ 75 tới 105 tương đương với tải trọng từ 380 tới 925 kg.
Bảng tải trọng tương ứng lốp xe
*S - Tốc độ tối đa lốp xe có thể hoạt động bình thường: Bên cạnh chỉ số tải trọng là một chữ cái giới hạn tốc độ tối đa mà lốp có thể hoạt động bình thường, với chữ cái S, lốp xe sẽ có tốc độ tối đa tương ứng là 180 km/h.
Tốc độ tối đa của lốp có thể tra trong bảng:
Hạn sử dụng của lốp xe
Trên thành lốp bao giờ cũng có 1 dãy mã số. Với 4 chữ số cuối cùng thì chỉ ngày tháng năm sản xuất ra chiếc lốp đó. Ví dụ nếu 4 chữ số cuối dãy là 1404, có nghĩa là lốp này xuất xưởng vào tuần thứ 14 của năm 2004. Thời hạn sử dụng nhà sản xuất khuyên dùng là không quá 6 năm từ ngày sản xuất. Một chiếc lốp quá “đát” thường bị mờ dãy số này, cho dù nhìn bề ngoài thì có vẻ như chẳng có vấn đề gì cả. Khi đã quá hạn sử dụng có nghĩa là lốp đã mất hết những tính năng vốn có. Nhà sản xuất đã lường trước điều này và khuyên rằng kể cả những chiếc lốp mới không dùng mà chỉ cất trong kho nhưng đã hết hạn sử dụng thì xem như đã kết thúc vòng đời.
Trong trường hợp này là lốp xe được sản xuất vào tuần thứ 8 của năm 2006
Các thông số khác của lốp xe
Uniform Tire Quality Grades cho biết kết quả các cuộc kiểm tra của cơ quan nhà nước với độ mòn gân lốp, độ bám đường và độ chịu nhiệt. Tuy nhiên, việc kiểm tra được uỷ nhiệm cho nhà sản xuất tiến hành.
Treadwear là thông số về độ mòn gân lốp xe với tiêu chuẩn so sánh là 100.
Lưu ý: cấp độ kháng mòn lốp chỉ áp dụng để so sánh các sản phẩm của cùng một nhà sản xuất và không có giá trị so sánh giữa các nhà sản xuất khác nhau.
Trên 100 – Tốt hơn
100 – Mức chuẩn
Dưới 100 – Kém hơn
Traction là số đo khả năng dừng của lốp xe theo hướng thẳng, trên mặt đường trơn.
AA là hạng cao nhất
A - Tốt nhất
B - Trung bình
C - Chấp nhận được
Temperature đo khả năng chịu nhiệt độ của lốp khi chạy xe trên quãng đường dài với tốc độ cao, độ căng của lốp hay sự quá tải.
A - Tốt nhất
B - Trung bình
C - Chấp nhận được
M + S: có nghĩa là lốp xe đạt yêu cầu tối thiểu khi đi trên mặt đường lầy lội hoặc phủ tuyết.
Maximum load: trọng lượng tối đa mà lốp xe có thể chịu, tính theo đơn vị pound hoặc kg.
Maximum Inflation Pressure: tính theo đơn vị psi (pound per square inch) hoặc kPA (kilopscal). Không bao giờ được bơm lốp xe vượt qua thông số quy định về áp lực hơi tối đa.
(ST: http://www.danhgiaxe.com/dien-dan/cach-doc-cac-thong-so-ky-thuat-tren-lop-xe-thoi-han-su-dung-cua-lop-xe-11794.htm)

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Chọn xe sedan hạng trung tối ưu tại Việt Nam


  • Đáp ứng hầu hết các yêu cầu từ phục vụ gia đình đến công việc, những mẫu sedan hạng trung là lựa chọn của hầu hết các gia đình khá giả tại Việt Nam



<>Toyota Camry
Toyota Camry 2012. ảnh HT
Đây là mẫu xe vừa mới được Toyota Việt Nam ra mắt thế hệ mới cách đây không lâu. Với cách định giá sản phẩm hợp lý cùng nhiều lựa chọn phiên bản, khách hàng Việt Nam dễ dàng tiếp cận với mẫu xe này, đó là chưa nói đến lợi thế thương hiệu quá lớn của Camry.
Kiểu dáng cũng như thiết kế nội thất tiện nghi của Camry luôn thể hiện được sự đúng mực, chững chạc và trưởng thành, do đó mà nó dễ dàng tiếp cận được đại đa số khách hàng, từ trẻ đến lớn tuổi đểu cảm thấy hài lòng với chiếc xe này, dù những trang bị trên xe không thật sự xuất sắc, các chi tiết giả gỗ rẻ tiền kể cả trên phiên bản mới 2012.
Toyota cho ra mắt Camry với nhiều phiên bản từ thấp đến cao như 2.0E, 2.5G và 2.5Q với giá bán lần lượt là 982, 1.129 và 1.241 triệu đồng. Với giá bán cùng những danh tiếng mà chiếc xe có sẵn, có lẽ người ta không phải suy nghĩ và đắn đo nhiều khi lựa chọn chiếc xe này.
<>Hyundai Sonata
Hyundai Sonata 2013
Với ưu thế giá rẻ, kiểu dáng đẹp cùng nhiều "đồ chơi" của những mẫu xe hạng sang, Hyundai Sonata dù mang nhãn "Hàn Quốc" nhưng lại khá được lòng khách hàng Việt.
Khác với Toyota Camry, Hyundai Sonata thể hiện sự trẻ trung, hoành tráng nhưng cũng không kém phần sang trọng khi di chuyển trên đường. Nhưng nếu xét về độ chững chạc, đứng đắn thì lại thua kém mẫu xe đến từ Nhật Bản, do đó mà đa số khách hàng lựa chọn Sonata đều là các cá nhân hoặc chủ doanh nghiệp trẻ, thích tự cầm lái.
Các tiện nghi trên xe có lẽ không phải bàn nhiều, hiếm có mẫu sedan hạng trung nào có sẵn cửa sổ trời panorama, ghế da chỉnh điện và nhớ vị trí, sưởi ghế, âm thanh hàng hiệu, kết nối USB/AUX/iPod/Bluetooh, mâm đúc 19 inch,...
Với mức giá chỉ hơn 900 triệu đồng, Hyundai Sonata xem ra có vẻ rất hấp dẫn, nên bạn cũng nên cân nhắc cẩn thận vì có thể cái nhìn của bạn sẽ thay đổi khi chiêm ngưỡng Sonata vào ngày hôm sau.

<>Ford Mondeo<>
Ford Mondeo : Xe tốt nhưng không được quan tâm
Ford Mondeo có lẽ vẫn là chiếc xe để lại nhiều ẩn số nhất tại Việt Nam, giá bán hiện tại thậm chí còn rẻ hơn cả mẫu Hyundai Sonata, nhưng lại không được khách hàng mấy quan tâm, mặc dù chất lượng xe được đánh giá rất cao.
Đập ngay vào mắt khách hàng là cảm giác "chắc nịch" của Ford Mondeo, rõ ràng từ thân vỏ đến cảm giác lái, chiếc xe đều cho kết quả rất khả quan. Nhưng có lẽ kiểu dáng khá kén khách của xe là một vấn đề lớn đối với khách hàng Việt, nó không tạo được cảm giác sang trọng và cũng chẵng mấy thể thao. Có lẽ phải chờ đến khi Ford ra mắt Mondeo thế hệ mới thì câu trả lời mới được giải quyết.
Nhưng dù sao, Ford Mondeo vẫn là một lựa chọn hợp lý, nếu bạn cân nhắc và suy nghĩ về chiếc xe này thì không có gì đáng phải lo lắng, khả năng vận hành của xe có thể bù đắp được những khuyến khuyết về ngoại hình.
<>Honda Accord và Nissan Teana : thất bại vì giá cao
Nissan Teana giá trên 2,4 tỷ đồng
Sự thất bại của Honda Accord hay Nissan Teana tại Việt Nam có thể dễ dàng lí giải. Tất cả vấn đề nằm ở giá bán khiến khách hàng Việt "ngao ngán" không dám nghĩ đến.
Nếu như phiên bản 2.5Q của Toyota Camry có giá bán chỉ 1,241 tỷ đồng thì Honda Accord 2.4 lại có giá đến 1,4 tỷ. Dù lợi thế là xe nhập khẩu từ Thái Lan nhưng cũng khó lòng lật đổ được cái tên Camry quá lớn tại Việt Nam.
Nhắc đến Nissan Teana, nhiều người không khỏi nhịn được cười khi nhìn tới mức giá "trên trời" 2,4 tỷ đồng của nó, dù trang bị động cơ tới 3,5 lít nhưng chẵng mấy ai ở Việt Nam mặn mà với các khả năng ăn uống không được khiêm tốn cho lắm của chiếc xe này.
                                                       ST: tinmoi.vn/chon-xe-sedan-hang-trung-toi-uu-tai-viet-nam-011049719.html

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Top 10 mẫu xe cũ nên tránh

-Chevrolet Aveo, Range Rover Sport hay Jeep Liberty đã qua sử dụng đều là những mẫu xe bị Forbes đánh giá nên tránh mua.
xc 11

1. Chevrolet Aveo

Mặc dù không phải nhận điểm số ảm đạm về độ tin cậy từ J.D. Power & Associates nhưng mẫu xe 3 tuổi Chevrolet Aveo vẫn bị đưa vào danh sách của Forbes do sự nghèo nàn về phong cách và nội thất. Được sản xuất tại Hàn Quốc, Chevrolet Aveo tiêu tốn lượng nhiên liệu 9,8 lít/100 km nội thành và 6,92 lít/100 km xa lộ. "Trái tim" của Chevrolet Aveo là khối động cơ 4 xylanh, dun tích 1,6 lít, chỉ sản sinh công suất 103 mã lực "nghèo nàn" và kết hợp với hộp số sàn 5 cấp tiêu chuẩn hoặc tự động 4 cấp tùy chọn.
xc 12
Bên trong Chevrolet Aveo là không gian nội thất khá chật hẹp và nghèo nàn khi sử dụng chất liệu nhựa. Với những điểm yếu của mình, Chevrolet Aveo rõ ràng không đủ khả năng để cạnh tranh với các đối thủ cùng phân khúc như Honda Fit và Toyota Yaris. Do đó, đây cũng không phải là một lựa chọn hấp dẫn trên thị trường xe đã qua sử dụng. 

2. Mitsubishi Lancer 

Trong phân khúc sedan cỡ nhỏ vốn cạnh tranh khá gay gắt, Mitsubishi Lancer chính là cái tên gần như đã bị lãng quên. Những cải tiến nhằm mang đến sự trẻ trung cho Mitsubishi Lancer dường như không thực sự hiệu quả. Bước sang phiên bản 2008, Mitsubishi Lancer đã được áp dụng một số thay đổi khá tích cực nhưng vẫn chưa đủ để nâng cao vị trí trong lòng người tiêu dùng
xc 13
Mitsubishi Lancer 2008 chỉ được trang bị duy nhất một phiên bản động cơ, đó là loại 4 xylanh, dung tích 2.0 lít, sản sinh công suất 152 mã lực. Về mặt an toàn, mãi đến phiên bản 2008, túi khí bên và phanh chống bó cứng ABS mới được đưa vào danh sách trang thiết bị tiêu chuẩn. Tuy sở hữu giá bán lại thấp nhưng Mitsubishi vẫn không phải là một lựa chọn hấp dẫn. Thêm vào đó, người mua còn phải đối mặt với chi phí sửa chữa khá tốn kém.


3. Dodge Avenger

Ra mắt vào năm 2008, mẫu xe cỡ trung Dodge Avenger sở hữu đặc điểm nổi bật nhất là kiểu dáng khá nam tính như phiên bản thu nhỏ của Charger. Được trang bị cơ cấu kỹ thuật có nhiều điểm tương đồng với Chrysler Sebring nhưng Dodge Avenger lại bị đánh giá thấp hơn trong bài khảo sát về hệ dẫn động, tính năng và phụ kiện của J.D. Power & Associates. Có thể nói, Dodge Avenger kém cạnh hơn khá nhiều đối thủ trong cùng phân khúc nếu đem nội thất ra so sánh.
xc 14
Cung cấp năng lượng cho Dodge Avenger là khối động cơ 2,4 lít kết hợp với hộp số tự động 4 cấp cổ lỗ. Trong khi đó, bản R/T cao cấp nhất được trang bị loại động cơ V6, sản sinh công suất 235 mã lực và hộp số tự động 6 cấp. Tuy nhiên, trên thị trường xe đã qua sử dụng, Dodge Avenger R/T lại khá hiếm và khó mua.



4. Dodge Charger/Dodge Magnum
xc 15
Có mối liên hệ với Chrysler 300 nhưng Dodge Charger/Dodge Magnum đều bị đánh giá thấp hơn trong bài khảo sát về độ tin cậy của J.D. Power & Associates. Nhược điểm chung của hai thành viên nhà Dodge là thường xuyên bị trượt khi chạy trên mặt đường ướt. Bù lại, nhiều người thích hệ dẫn động cầu sau và cơ cấu lái linh hoạt của Dodge Charger cũng như Magnum.

Sức mạnh của hai sản phẩm nhà Dodge bắt nguồn từ động cơ V6 hoặc V8, dung tích 5.7 lít tuy mạnh mẽ nhưng tiêu tốn nhiều nhiên liệu. Về phần mình, bản SRT-8 cao cấp sử dụng khối động cơ V8, dung tích 6,1 lít lại khá hiếm và đắt đỏ. 

5. Mitsubishi Eclipse

Thời kỳ đầu thập niên '90 được xem là giai đoạn hoàng kim của Mitsubishi Eclipse. Mẫu xe thể thao nhỏ gọn Mitsubishi Eclipse có khả năng đánh bại những đối thủ cùng phân khúc và phát triển mạnh mẽ như một huyền thoại thời bấy giờ. Đến nay, người tiêu dùng không còn ưa chuộng Mitsubishi Eclipse nữa dù đây vẫn là một mẫu xe mang đến cảm giác lái thoải mái.

   
xc 16
Đồng hành cùng cơ cấu lái "lờ đờ" là hai phiên bản động cơ 4 hoặc 6 xylanh dành cho Mitsubishi Eclipse, sản sinh công suất lần lượt vẫn 162 và 263 mã lực. Được chia thành hai phiên bản coupe và Spyder mui trần, Eclipse bị J.D. Power & Associates đánh giá thấp về độ tin cậy. Thêm vào đó, theo Automotive Lease Guide, sau 5 năm, giá trị sử dụng của Mitsubishi Eclipse giảm xuống chỉ còn 25%. 

6. Jeep Liberty 

 Được tái thiết kế từ phiên bản 2008, mẫu SUV Jeep Liberty mang trên mình kiểu cửa sổ trời trượt tùy chọn bị phàn nàn khá nhiều. Theo một số người sử dụng, cửa sổ trời của Jeep Liberty để lọt tiếng ồn vào bên trong. Chưa hết, thành viên nhà Jeep còn đi kèm không gian nội thất nhỏ hẹp và tạo cảm giác rẻ tiền như xe tải. Được trang bị khối động cơ V6, sản sinh công suất 210 mã lực, Jeep Liberty tiêu tốn 14,7 lít/100 km nội thành và 10,69 lít/100 km xa lộ đối với phiên bản dẫn động cầu sau. Con số tương ứng với phiên bản dẫn động 4 bánh là 15,68 lít/100 km nội thành và 11,2 lít/100 km xa lộ.
xc 17
Có thể nói, Jeep Liberty không sánh được với Wrangler về mặt tính năng off-road nhưng cũng chẳng rộng rãi bằng Grand Cherokee. Thêm vào đó là trọng tâm xe khá cao khiến Jeep Liberty 2008 chỉ được Cơ quan An toàn Giao thông Đường bộ Mỹ đánh giá 3 sao về khả năng bảo vệ người sử dụng trong tình huống lật.


7. Chevrolet Colorado/GMC Canyon

Hầu hết các mẫu xe bán tải xuất xưởng trong 3 năm trở lại đây đều được J.D. Power đánh giá tốt về độ tin cậy. Tuy nhiên, Chevrolet Colorado và GMC Canyon lại là những trường hợp ngoại lệ. Được đưa ra thị trường với 3 kiểu dáng cũng như hệ thống treo, hai thành viên nhà GM tỏ ra thiếu sức mạnh, đặc biệt là khi bị so sánh với những đối thủ cùng sử dụng động cơ V6 và V8.
xc 18
Động cơ tiêu chuẩn dành cho hai mẫu xe bán tải nhà GM là loại 4 xylanh, dung tích 2,9 lít, sản sinh công suất 185 mã lực không mấy ấn tượng. Ngoài ra, Chevrolet Colorado và GMC Canyon còn được trang bị động cơ 5 xylanh, dung tích 3,7 lít, công suất 242 mã lực nhưng không đủ để thực hiện những công việc cần nhiều sức mạnh.

8. Suzuki XL7
xc 19
Dây chuyền sản xuất Suzuki XL7 đã ngừng hoạt động từ năm 2009. Tuy nhiên, những chiếc XL7 vẫn còn tồn tại trên thị trường xe cũ. Có mối liên hệ về mặt cơ cấu kỹ thuật với Chevrolet Equinox, XL7 được chia thành hai phiên bản 5 và 7 chỗ. Tuy nhiên, hàng ghế thứ 3 trên XL7 loại 7 chỗ lại khá chật hẹp và không tiện dụng.

Nhìn chung, khi ngồi sau vô lăng XL7, người sử dụng sẽ có cảm giác như đang điều khiển một chiếc xe tải với cơ cấu lái thiếu chính xác và cabin quá ồn ào. Khối động cơ V6, dung tích 3,6 lít, công suất 252 mã lực khiến XL7 tiêu tốn lượng nhiên liệu lên đến 14,7 lít/100 km nội thành và 10,69 lít/100 km xa lộ. Đây là mức tiêu thụ nhiên liệu tương đương với dòng SUV cỡ lớn và rộng rãi hơn. Không chỉ bị đánh giá thấp về mặt độ tin cậy, XL7 còn gây khó khăn cho người sử dụng trong quá trình tìm kiếm phụ tùng chính hãng hay bảo dưỡng tại các đại lý.


9. Jeep Wrangler

Là mẫu xe off-road biểu tượng có nguồn gốc từ quân đội, Jeep Wrangler vẫn duy trì được tính đa dụng của mình trong suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với cơ cấu lái cứng nhắc và khoang lái ồn ào của Jeep Wrangler. 2008 là năm thứ hai sau khi Jeep Wrangler trải qua quá trình tái thiết kế toàn diện với sự xuất hiện của phiên bản Unlimited thực dụng hơn.
xc 20
Cung cấp năng lượng cho Jeep Wrangler là khối động cơ V6, dung tích 3,6 lít, sản sinh công suất 202 mã lực. Với giá bán lại khá cao, Jeep Wrangler rõ ràng không phải là một lựa chọn đáng lưu ý nhất trên thị trường xe đã qua sử dụng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng nên lưu ý trước khi mua Jeep Wrangler vì đây là sản phẩm thường xuyên được sử dụng với mục đích off-road vốn rất phá xe.

10. Land Rover Range Rover Sport

xc 21 
Đắt tiền, "uống xăng như nước" với con số 19,6 lít/100 km nội thành và đòi hỏi chi phí bảo dưỡng cũng như sửa chữa đắt đỏ, Land Rover Range Rover Sport trở nên ế ẩm trên thị trường xe cũ. "Trái tim" của mẫu SUV hạng sang Anh quốc là khối động cơ sản sinh công suất 300 hoặc 390 mã lực. Chưa hết, 

Range Rover Sport còn sở hữu bảng táp-lô khó hiểu nhất trong ngành công nghiệp ôtô.

Trung Tâm Đào Tạo Lái Xe Thành Công: 

77A 3/2, P.13, Q.10

ĐT: 093.898.0609 - 0988.113.108 A.Trần

Theo Forbes

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

KINH NGHIỆM MUA XE HƠI CŨ

Mua xe hơi đã qua sử dụng đang là cách mà nhiều người chọn trong thời điểm kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, bạn cần phải trang bị một số kinh nghiệm để mua đúng loại xe có chất lượng tốt. Dưới đây là một số kinh nghiệm mua xe hơi cũ


1/ Tìm kiếm thông tin
Tìm kiếm thông tin trước khi mua xe cũ là điều quan trọng. Hãy xem các website quảng cáo bán xe cũ, qua mạng hoặc các tạp chí ô tô, hoặc hỏi người quen để khảo giá model mà bạn muốn mua. Điều này sẽ giúp bạn không bị mua hớ, nhưng cũng nên cẩn trọng nếu giá quá thấp. Nên tìm đến các Trung tâm xe đã qua sử dụng uy tín, như Trung tâm xe đã qua sử dụng – Toyota Đông Sài Gòn chẳng hạn, là đơn vị đầu tiên chuyên kinh doanh xe ô tô chính hãng thương hiệu Toyota đầu tiên tại Việt Nam

Ngoài ra, bạn cũng nên tính đến túi tiền của mình, bao gồm: bảo hiểm, lệ phí và các chi phí sử dụng xe khác. Nếu bạn phải vay tiền để mua xe thì càng nên tìm kiếm kỹ nguồn vay với lãi suất thấp nhất. Chuẩn bị một danh sách các câu hỏi để hỏi người rao bán xe, ghi lại một số lưu ý khi nói chuyện với họ.

2/ Đến xem xe

Luôn đến xem xe tại các Trung tâm, showroom lớn và uy tín hoặc nhà người bán. Đừng nên gặp họ ngoài đường, hoặc các địa chỉ khác ngoài địa chỉ nhà họ đang ở. Nếu mua qua Trung tâm, bạn càng tiết kiệm được tiền bạc và không bị mua những chiếc xe “của nợ” trước khi quá muộn.
Mang theo tờ thông tin quảng cáo bán xe và tờ ghi lại những gì bạn đã hỏi người bán qua điện thoại. Điều này sẽ giúp bạn kiểm tra các thông tin chi tiết.

3/ Kiểm tra xe
Một điều bắt buộc khi mua xe đã qua sử dụng là bạn phải kiểm tra kỹ càng xem có lỗi hoặc hư hỏng nào không. Để đảm bảo mọi thứ được kiểm tra cẩn thận bạn phải tìm kiếm kỹ càng những thông tin cần thiết liên quan đến chiếc xe đó trên mạng, trên những tạp chí để đảm bảo tránh gặp phải những trò lừa bịp. Có 3 bước cần thiết khi bạn chọn mua 1 chiếc xe đã qua sử dụng:
3.1. Bước đầu tiên: 

    Kiểm tra phần ngoại thất:
Đầu tiên, bạn hãy đi quanh xe để kiểm tra xem chiếc xe có cân bằng hay không. Nếu xe bị nghiêng, có thể hệ thống treo bị trục trặc hoặc bạc đạn của các bánh xe bị bể. Để kiểm tra hệ thống giảm xóc, bạn hãy đè mạnh lên góc xe nơi bạn muốn kiểm tra rồi thả ra thật nhanh, nếu hệ thống giảm xóc hoạt động tốt thì xe sẽ bật trở lại và chỉ nhún 1 hay 2 lần. Nếu xe nhún nhiều lần, bạn nên nhờ thợ máy xem lại hệ thống giảm chấn vì trong trường hợp này, hệ thống giảm chấn (phuộc dầu) có thể đã bị yếu và cần được phục hồi. Để kiểm tra bạc đạn, bạn hãy nắm từng bánh xe và lắc mạnh. Nếu bạn nghe có tiếng kim loại va chạm nhau, thì các bạc đạn của bánh xe hoặc các ru tin hay cao su gầm của hệ thống treo có thể đã bị hỏng hay bể. 

Kiểm tra tình trạng thân xe:

+ Kiểm tra từng đường nối của thân xe và mui xe, xem có vết trầy xướt, vết lõm hoặc rỉ xét không. Lưu ý kiểm tra kỹ khe hở giữa các ốp dè (ốp chắn bùn) và cửa xe. Nếu đường hở lớn, có thể xe đã được lắp rắp không hoàn chỉnh hoặc đã bị sửa chữa. 
+ Kiểm tra màu sơn: Nếu một phần thân xe được sơn lại, màu sơn ở đó có thể sẽ không giống như màu sơn zin, vì khi sơn lại, màu sơn mới rất khó tiệp màu với nước sơn ban đầu. Nước sơn mới thường có độ phản chiếu nhiều hơn so với nước sơn zin nhưng lại không bền bằng và mau xuống màu hơn. 
+ Xem kỹ trên bề mặt vỏ thân xe để phát hiện vết gợn trên bề mặt (nếu bạn nghi ngờ xe đã được vá đắp). 
+ Kiểm tra cẩn thận các chỗ sơn bị giộp hoặc nơi có dấu hiệu rỉ sét, nhất là ở phần lồng vè và phần dưới của các cửa xe. 

Kiểm tra hệ thống đèn. Hãy thử toàn bộ các đèn gồm đèn cốt, đèn pha, đèn thắng, đèn xi nhan và các đèn khác được gắn theo, ví dụ xe như đèn sương mù. Các thấu kính của bóng đèn phải còn đầy đủ và nguyên vẹn, không bị nứt, vỡ hay bị mốc. 

Kiểm tra lốp xe. Kiểm tra lốp xe sẽ cho bạn biết thêm nhiều điều về chiếc xe. Nếu xe chạy dưới 50.000 km, có nhiều khả năng chiếc xe ấy vẫn còn sử dụng lốp xe zin. Nếu 1 chiếc xe có số km trên đồng hồ thấp nhưng đã được thay lốp mới thì bạn cần phải nghi ngờ. Quay vô lăng để đưa các bánh xe về hết bên trái hoặc bên phải để xem các vỏ xe có cùng một nhãn hiệu và có kích cỡ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hay không.
       
Lưu ý:
¡ Nếu bạn nhận thấy lốp xe mòn không đều, bạn cần phải lưu ý một số trường hợp. Trường hợp nhẹ thì có thể là do vỏ xe không được lắp ráp đúng cách, trường hợp nặng hơn thì có thể là do hệ thống treo có vấn đề. Nếu nghi ngờ hệ thống treo, bạn hãy nhờ thợ máy kiểm tra lại một cách kỹ lưỡng. Lốp xe bị mòn không đều sẽ khiến tay lái bị rung khi chạy ở tốc độ cao.
¡ Kiểm tra mặt ngoài của vỏ xe xem có vết trầy, nứt hoặc bị phù không. Bạn cũng cần kiểm tra các vành bánh xe xem có bị mẻ hoặc nứt không. Vết mẻ hoặc nứt là do xe va chạm mạnh với “ổ gà” hay lề đường. Những va chạm này sẽ khiến cho bánh xe bị lệnh. Nếu nghiêm trọng hơn, nó sẽ gây ra những hư hỏng đối với hệ thống treo. 

Kiểm tra hệ thống thắng. Bạn cần kiểm tra các rôto của thắng đĩa. Sử dụng đèn pin để kiểm tra các đĩa thắng, bề mặt đĩa phải bằng phẳng và không có các rãnh trầy sâu ở mặt đĩa. Đừng lo lắng về các vết bụi hoặc vết dơ trên mặt dĩa - khi bạn thử chạy và đạp thắng, đĩa thắng sẽ trở nên sạch sẽ.

* Kiểm tra gầm xe. Trải tấm bạt cũ phía dưới để bạn có thể kiểm tra được gầm xe. Hãy sử dụng đèn pin khi kiểm tra. Nếu bạn thấy nhớt và nước máy bị rò rỉ, đó là những dấu hiệu không tốt. Nếu bạn biết được địa điểm xe thường xuyên đậu, hãy xem thử nền nhà có vết ố do nhớt hoặc nước máy rò rỉ tạo nên không. Tuy nhiên, bạn đừng quá bận tâm với vết nước nhỏ giọt ra từ chiếc xe trong những ngày nóng bức - đó có thể là hơi nước thoát ra từ hệ thống máy lạnh.
Khi kiểm tra bộ Cardan đồng tốc phía sau bánh trước, bạn cần đảm bảo rằng chụp cao su của trục láp phải tròn đều. Nếu chụp cao su bị nứt và chất bôi trơn bị rỉ, phần trục láp có thể bị hỏng và chi phi sửa chữa sẽ rất tốn kém.

Kiểm tra kính xe. Kiểm tra kỹ bề mặt kính xe: kính trước, kính sau, và kính các cửa sổ. Đảm bảo rằng kính xe không có một vết nứt nhỏ nào.
   
        Kiểm tra nội thất (bên trong):

ü      Một chiếc xe có số km thấp thì các miếng đệm cao su của chân thắng sẽ không thể bị quá mòn. Các miếng đệm bị mòn nhiều mách cho bạn biết rằng xe đã chạy nhiều. Bàn đạp am-bra-ya bị mòn quá cỡ còn có thể là do người lái có thói quen hay sử dụng chân côn, mà điều đó thì đồng nghĩa với việc hộp số và ly hợp xe đã hoạt động quá nhiều.

ü      Kiểm tra tình trạng của bánh sơ cua (nếu xe được láp bánh mâm đúc thì thông thường bánh sơ cua chỉ là bánh mâm sắt). Nhiều loại tải nhỏ, xe pick-up và xe việt dã (SUV) thường có bánh sơ cua được treo phía sau hoặc phía dưới khung xe nên đôi khi bạn cần cuối xuống để kiểm tra. Phải đảm bảo xe có đầy đủ dụng cụ sửa chữa theo xe như bộ đồ nghề sửa xe và con đội.

ü      Không được mở nắp két nước cho đến khi động cơ nguội hoàn toàn. Để kiểm tra chất làm mát máy, bạn phải nhìn vào bầu chứa bằng nhựa được gắn gần két nước. Chất làm mát máy phải có màu xanh lục, không phải màu rỉ sét hoặc trắng đục. Nếu có vết nước màu xanh lục hay bột trăng trắng trên két nước hay các nơi khác trong hệ thống làm mát thì có thể két nước bị rò rỉ.

ü      Lau sạch nắp bình ắc quy bằng giẻ trước khi mở nút để kiểm tra mực nước trong bình. Mực nước thấp có thể chẳng cho thấy gì nhiều, nhưng cũng có thể là bình ắc quy đã làm việc quá mức. Tốt hơn hết là bạn hãy nhờ thợ máy kiểm tra.

3.2. Bước hai: Kiểm tra kỹ lưỡng

         Sau khi qua các bước trên, bạn nên yêu cầu người bán cho chạy thử. Nên nhớ tự mình làm việc đó bởi vì những người khác (thậm chí cả bạn thân, đồng nghiệp) đôi khi không đưa ra nhận xét chính xác về tình trạng của chiếc xe.
         Ngồi vào xe, hãy xem ghế lái có đủ không gian cho bạn như đầu, chân có dễ chịu hay không. Các thiết bị điều khiển như vô-lăng, chân phanh, chân ga phải đảm bảo hoạt động tốt và dễ sử dụng. Bạn nên nhớ khởi động lúc động cơ hoàn toàn nguội. Nếu động cơ không làm việc nghĩa là nó có những hỏng hóc nặng. Hãy tắt loa để nghe tiếng động cơ một cách chính xác hơn. Khi điều khiển, bạn thoải mái tăng tốc từ 0 km/h, phanh, vào cua, đi qua chỗ xóc, tăng tốc đột ngột...

         Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét động cơ. Đầu tiên là kiểm tra dầu máy, nếu dầu có nhiều cặn tức chủ nhân của nó không thường xuyên thay dầu hoặc động cơ hoạt động không tốt (chẳng hạn như khói trắng ở ống pô có thể là dấu hiệu cho thấy dầu xuống buồng đốt ). Lốc máy hoạt động tốt thường có màu vàng còn nếu bị hỏng sẽ có màu đen. Bình nước đóng cặn hay chứa dầu cũng thể hiện chủ nhân của nó không bảo dưỡng một cách kỹ càng. Có khói khi động cơ hoạt động cũng là dấu hiệu không tốt bởi trong trường hợp đó, dầu đã lọt xuống buồng đốt theo xu-páp hoặc do hở piston.

3.3. Bước ba: Kiểm tra lại một lần nữa
  • Hãy chắc chắn rằng chân ga, chân thắng, chân côn (nếu có) quá nặng hay quá nhẹ? Vị trí ghế ngồi cũng rất quan trọng, tuy nhiên tất cả các xe đều có thể dễ dàng điều chỉnh. Tính năng ghế chỉnh điện và có ghi nhớ vị trí cũng là một ưu điểm mà bạn nên quan tâm.
  • Kiểm tra đầy đủ các cửa gió xem chúng có hoạt động tốt hay không? Có mùi lạ hay không? Và đừng quên kiểm tra cả chức năng sưởi. Các thiết bị: đèn pha, đèn signal, đèn sương mù… nên được bật sáng và điều chỉnh thử. Nếu tài liệu kỹ thuật có giới thiệu chiếc xe có kết nối bluetooth, ipod… thì bạn nên mang theo các thiết bị cần thiết để kiểm tra.
  • Cuối cùng tắt máy và kiểm tra liệu máy có quá nóng sau khi đã chạy thử.
Những lời khuyên cuối cùng (Mẹo)

 Chuẩn bị sẵn “Bộ đồ nghề” để kiểm tra xe cũ

ü         Đèn Pin 
ü         Nam châm 
ü         Một vài mẩu vải hoặc khăn giấy 
ü         Găng tay 
ü         Một tấm bạt 
ü         Băng cassette và đĩa CD (để kiểm tra hệ thống âm thanh)
   Nếu bạn không chắc chắn mình có sự am hiểu về máy móc động cơ hoặc chỉ có một sự hiểu biết hạn chế hãy đi cùng một người bạn nữa có kinh nghiệm hơn, cẩn thận hơn bạn nên tìm đến các Trung tâm xe đã qua sử dụng được ủy quyền chính hãng và thật sự có uy tín vì tại những nơi này những chiếc xe đã được kiểm tra kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn quy định rất khắt khe của hãng xe ủy quyền. Ví dụ, như Trung Tâm xe đã qua sử dụng – Toyota Đông Sài Gòn tọa lạc tại 18 Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, đây là Trung tâm Toyota đã qua sử dụng đầu tiên tại Việt Nam, tại đây những chiếc xe do Toyota Việt Nam sản xuất trong nước dưới 4 năm sử dụng và chạy dưới 120.000 km nếu đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng với 176 hạng mục kỹ thuật sẽ được cấp giấy chứng nhận chất lượng và cấp bảo hành 6 tháng/10.000 km được áp dụng đối với động cơ và hộp số cho xe có giấy chứng nhận. Với sự đa dạng về nhiều chủng loại xe như: Innova, Camry, Fortuner, Hiace, Altis, Vios, Lexus, Venza, Hilux,... sẽ đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
Ngoài ra, bạn còn được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đã được đào tạo theo tiêu chuẩn Toyota sẽ tận tình hướng dẫn bạn chi tiết về xe cùng với các thủ tục cần thiết về chiếc xe mà bạn đang quan tâm. 

Trong khi đi đến quyết định có mua xe hay không bạn cũng đừng quên các thủ tục có liên quan đến giấy tờ xe cũng như giấy chuyển nhượng hay bán xe để chắc chắn chiếc xe sẽ là của bạn mà không phải lo lắng liệu đó có phải là một chiếc xe thuộc quyền sở hữu của bạn một cách hợp pháp hay không?
4/ Thủ tục cuối cùng
Khi đã đồng ý mua bán, bạn yêu cầu bên bán, làm các thủ tục cần thiết, như: giấy mua bán, trao tặng theo mẫu và xác nhận của địa phương nơi cư trú, biên bản bàn giao xe và giấy tờ hai bên, hợp đồng mua bán kiêm thanh lý xe (nếu là xe sở hữu cá nhân). Đối với xe có đơn vị chủ quản phải có hóa đơn tài chính, hợp đồng mua bán và các thủ tục bàn giao như trên. 
                                                             
                                                                                                Theo toyotadaquasudung.com